CÓ ĐƯỢC ĐẶT CỌC BẰNG VÀNG, BẰNG NGOẠI TỆ TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ KHÔNG?

Căn cứ khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một tài sản cụ thể (được xem là đối tượng đặt cọc) trong một thời gian cụ thể để đảm bảo cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng giữa các bên.
Đối tượng được sử dụng để đặt cọc trong giao dịch dân sự bao gồm: Tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác.
Theo đó, trong giao dịch dân sự, không phải tài sản nào cũng được phép đưa vào sử dụng để đặt cọc mà phải phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan. Cụ thể:
1. Đối với tài sản đặt cọc là vàng
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 17/2014/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước đã định nghĩa kim khí quý bao gồm các loại: Vàng, bạc, bạch kim và các loại kim loại quý khác.
Như vậy, theo quy định ở trên, vàng là một trong các loại kim khí quý. Do đó, căn cứ Điều 328 Bộ luật Dân sự, vàng được coi là một trong các loại tài sản được sử dụng để đặt cọc.
2. Đối với tài sản đặt cọc là ngoại tệ
Căn cứ Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh năm 2013, trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, báo giá, thanh toán, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức khác không được thực hiện bằng ngoại tệ trừ trường hợp được phép tại Điều 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN
Như vậy, có thể thấy mặc dù tiền là đối tượng của đặt cọc nhưng phải là đồng Việt Nam và các bên không được sử dụng ngoại tệ để đặt cọc đảm bảo cho việc thực hiện giao dịch, hợp đồng, trừ TH nhà đầu tư nước ngoài đặt cọc để thực hiện một trong các giao dịch theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN.
Có thể là hình ảnh về tiền và văn bản cho biết 'SONG NGUYEN TECSS LAW FIRM Ana い 2/5 CÓ ĐƯỢC ĐAT COC BĂNG VÀNG, BẰNG NGOẠI TỆ TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ KHÔNG?'

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 090.640.6868