29
Th6
Vừa qua, một vài bài báo có nội dung ông Lê Đức Nguyên bị một số đối tượng thực hiện hành vi “cướp” tiền ảo trong các tài khoản của ông Nguyên và bán ra thị trường được 35 tỷ.
Các đối tượng này từng là những người nghe theo ông Lê Đức Nguyên đầu tư hàng chục tỉ đồng, cầm cố thế chấp, tài sản vay nợ để nộp tiền, nên khi sàn sập đã tổ chức truy lùng bằng được ông Nguyên.
VẬY HÀNH VI CỦA NHỮNG ĐỐI TƯỢNG TRÊN SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO NHỈ???
THỬ TÌM HIỂU MỘT CHÚT VỀ ĐỒNG TIỀN ẢO Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Litecoin (LTC), Ripple (XRP), Bitcoin Cash (BCH) và các loại tiền ảo khác…. CÓ PHẢI LÀ TÀI SẢN KHÔNG? CÓ ĐƯỢC DÙNG LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN KHÔNG?
TIỀN ẢO vốn không được coi là một loại tài sản theo Quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự Việt Nam “1.Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”
Pháp luật Việt Nam quy định Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định nêu trên.
Pháp luật Việt Nam cũng nghiêm cấm hành vi: Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.
(Điều 1 của Nghị định 80/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ 101/2012/NĐ-CP)
Điều này có nghĩa bất cứ đồng tiền ảo nào (Bitcoin/ Ethereum/ Litecoin/Ripple/Bitcoin Cash và các loại tiền ảo khác…) đều không được coi là phương tiện thanh toán, việc sử dụng đồng tiền ảo làm phương tiện thanh toán là không hợp pháp và không được pháp luật Việt Nam công nhận.
Ngày 21/07/2017, Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước có công văn số 5747/NHNN-PC trả lời kiến nghị của ông Vũ Thái Hà về việc thiết kế trung tâm máy tính Bitcoin, Litecoin và các loại tiền ảo: “tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung). Ngoài ra, về việc đầu tư vào tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cảnh báo nhiều lần việc đầu tư này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư.”
Rủi ro về việc đầu tư đồng tiền ảo là có thật và có rất nhiều tấm gương, các bạn hãy thử nghĩ xem các bạn đầu tư vào một lĩnh vực mà pháp luật Việt Nam chưa có các quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của các bạn thì sẽ như thế nào???